Cơ sở pháp lý

Giao dịch phái sinh hàng hóa kỳ hạn

Cơ sở pháp lý

Theo Nghị định số 158/2006/NĐ-CP ban hành ngày 28/12/2006 “Quy định chi tiết Luật Thương mại về việc thành lập Sở Giao dịch Hàng hóa và hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch Hàng hóa” và Nghị định số 51/2018/NĐ-CP về việc “Sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 158/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết Luật thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch Hàng hóa”, giao dịch phái sinh hàng hóa kỳ hạn được giám sát bởi:

Chính phủ thống nhất quản lý hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa.

Bộ Công Thương chịu trách nhiệm trước Chính phủ quản lý hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa.

Bộ Tài chính có trách nhiệm hướng dẫn các chế độ về thuế, phí, lệ phí đối với hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa; phối hợp với Bộ Công Thương trong việc thẩm tra năng lực tài chính của các sáng lập viên của Sở Giao dịch hàng hóa.

Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện việc quản lý hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

Luật quản lý

Số hiệu văn bản
Tên văn bản
Cơ quan ban hành
Ngày ban hành
Chi tiết
36/2005/QH11
Luật Thương mại
Quốc hội
14/06/2005
158/2006/NĐ-CP
Quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hóa
Chính phủ
28/12/2006
4596/GP-BCT
Giấy phép thành lập Sở Giao dịch Hàng hoá đầu tiên tại Việt Nam – Vietnam Commodity Exchange (MXV) (DBA: VNX)
Bộ Công thương
01/09/2010
51/2018/NĐ-CP
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 158/2006/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa
Chính phủ
09/04/2018
486/GP-BCT
Giấy phép thành lập Sở Giao dịch Hàng hóa, cho phép sử dụng tên chính thức giao dịch trong nước: Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam. và tên giao dịch quốc tế: Mercantile Exchange of Vietnam (MXV).
Bộ Công thương
08/06/2018